Cách tính giờ 12 con giáp đơn giản ai cũng làm được. Quy ước giờ theo 12 con giáp được chia tương ứng với mỗi 2h liền nhau là một con giáp. Cùng soicauxoso68.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Cách tính giờ 12 con giáp
Từ lâu, khi con người chưa phát minh ra cách tính toán thời gian theo múi giờ GMT+7, tổ tiên của chúng ta đã áp dụng một phương pháp đơn giản để ước lượng và chia thời gian trong một ngày thành các đơn vị giờ dựa trên 12 con giáp và canh khắc.
Cách tính giờ 12 con giáp
Cụ thể, cách tính giờ theo 12 con giáp hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây:
Cách tính giờ 12 con giáp trong ngày
Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trong đó, có 6 chi dương gồm Thân, Dần, Thìn, Tý, Ngọ, Tuất và 6 chi âm là Tị, Mão, Sửu, Hợi, Dậu, Mùi. Chi âm thường có tính mềm dẻo và tĩnh, trong khi chi dương có tính động và cường tráng.
Từ 12 địa chi này, người xưa đã chia thời gian trong ngày thành 12 khoảng giờ, mỗi con giáp tương ứng với 2 tiếng đồng hồ, tức là 1 giờ âm lịch tương đương với 2 giờ dương lịch. Cụ thể như sau:
- Giờ Tý: Từ 23h00 – 1h00
- Giờ Sửu: Từ 1h00 – 3h00
- Giờ Dần: Từ 3h00 – 5h00
- Giờ Mão: Từ 5h00 – 7h00
- Giờ Thìn: Từ 7h00 – 9h00
- Giờ Tị: Từ 9h00 – 11h00
- Giờ Ngọ: Từ 11h – 13h00
- Giờ Mùi: Từ 13h00 – 15h00
- Giờ Thân: Từ 15h00 – 17h00
- Giờ Dậu: Từ 17h00 – 19h00
- Giờ Tuất: Từ 19h00 – 21h00
- Giờ Hợi: Từ 21h00 – 23h00
Chi tiết về thời gian âm lịch tương ứng theo các giờ trong ngày như sau:
Giờ |
Thời gian quy ước |
Giờ |
Thời gian quy ước |
Tý |
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng |
Ngọ |
Từ 11 giờ sáng đến 13 giờ trưa |
Sửu |
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng |
Mùi |
Từ 13 giờ trưa đến 15 giờ chiều |
Dần |
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng |
Thân |
Từ 15 giờ chiều đến 17 giờ chiều |
Mão |
Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng |
Dậu |
Từ 17 giờ chiều đến 19 giờ tối |
Thìn |
Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng |
Tuất |
Từ 19 giờ tối đến 21 giờ tối |
Tị |
Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng |
Hợi |
Từ 21 giờ tối đến 23 giờ khuya |
Ý nghĩa từng khung giờ theo 12 con giáp
Có thể thấy, việc quy ước thời gian ứng với từng con giáp đã được cha ông tỉ mỉ quan sát và đúc kết từ đời sống hàng ngày, quá trình sản xuất thông qua tập tính của những con vật đó. Dưới đây là ý nghĩa của từng khung giờ theo 12 con giáp:
- Giờ Tý (23h-1h): Đây là thời điểm nửa đêm (còn gọi là trung dạ), khi loài chuột hoạt động mạnh mẽ nhất để tìm kiếm thức ăn.
- Giờ Sửu (1h-3h): Là thời điểm trâu thức dậy, nhai lại thức ăn (hoang kê), chuẩn bị cho công việc cày cấy.
- Giờ Dần (3h-5h): Là thời điểm rạng sáng, khi hổ ra khỏi hang săn mồi.
- Giờ Mão (5h-7h): Là thời điểm bình minh (tảng sáng), khi mèo nghỉ ngơi sau một đêm săn mồi.
- Giờ Thìn (7h-9h): Là thời điểm rồng quây mưa (quần long hành vũ), là lúc con người làm việc năng suất nhất.
- Giờ Tị (9h-11h): Gần trưa (ngung trung), khi rắn ẩn mình trong hang động để nghỉ ngơi.
- Giờ Ngọ (11h-13h): Giữa trưa, được cho là giờ có nhiều dương khí nhất, tượng trưng bởi con ngựa.
- Giờ Mùi (13h-15h): Là thời điểm mặt trời chuyển sang buổi chiều, thích hợp cho dê đi tìm kiếm thức ăn.
- Giờ Thân (15h-17h): Chiều tà, thời gian bầy khỉ đã ăn no và trở về hang nghỉ ngơi.
- Giờ Dậu (17h-19h): Mặt trời lặn, là lúc gà leo lên cây để ngủ sau một ngày lao động.
- Giờ Tuất (19h-21h): Mặt trời xuống núi, con người được nghỉ ngơi và chó canh giữ nhà.
- Giờ Hợi (21h-23h): Là thời điểm đêm tối bao trùm, vạn vật chìm vào giấc ngủ, và lợn ngủ say nhất.
Lưu ý: Để ghi nhớ dễ dàng, thường lấy giờ Tý là 0h và giờ Ngọ là 12h. Ngoài ra, một giờ còn được chia thành đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ, và khi gọi thời gian theo 12 con giáp, thường lấy giờ ở giữa. Chẳng hạn, Thân là 16h và Tuất là 20h.
Cách tính giờ vào ban đêm theo canh và theo khắc
Cách tính giờ vào ban đêm theo canh và theo khắc
Cách tính giờ theo canh
Ngoài việc tính giờ trong ngày theo 12 con giáp, người xưa còn sử dụng đơn vị canh để tính giờ vào ban đêm, mỗi canh tương đương với 2 tiếng. Ban đêm được chia thành 5 canh, từ 19h tối ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau, như sau:
- Canh 1 (19h-21h): Tương ứng với giờ Tuất.
- Canh 2 (21h-23h): Tương ứng với giờ Hợi.
- Canh 3 (23h-1h sáng): Tương ứng với giờ Tý.
- Canh 4 (1h-3h sáng): Tương ứng với giờ Sửu.
- Canh 5 (3h-5h sáng): Tương ứng với giờ Dần.
Cách tính giờ theo khắc
Đối với thời gian ban ngày, người ta sử dụng đơn vị khắc để chia thành 6 khoảng thời gian, cụ thể như sau:
Xem thêm: Xem tuổi xây nhà năm 2024, tuổi nào đẹp, tuổi nào nên tránh
Xem thêm: Xem bát tự ngày sinh ai là người được phúc khí bao bọc
- Khắc 1 (5h-7h20): Bắt đầu từ 5h sáng đến 7h20 phút sáng.
- Khắc 2 (7h20-9h40): Từ 7h20 phút sáng đến 9h40 phút sáng.
- Khắc 3 (9h40-12h): Từ 9h40 phút sáng đến 12h trưa.
- Khắc 4 (12h-14h20): Từ 12h trưa đến 14h20 phút chiều.
- Khắc 5 (14h20-16h40): Từ 14h20 phút chiều đến 16h40 phút chiều.
- Khắc 6 (16h40-19h): Từ 16h40 phút chiều đến 19h tối.
Việc chia thời gian thành 12 con giáp, 5 canh và 6 khắc không chỉ giúp cho việc tính thời gian trở nên dễ dàng và chính xác, mà còn là một phần của nét đẹp tâm linh và văn hóa dân tộc truyền thống của người Á Đông, mà Việt Nam vẫn duy trì và phát triển. Điều này thể hiện sự sâu sắc và tinh tế trong việc quan sát và hiểu biết về thời gian của người dân Việt Nam từ xa xưa. Rất hy vọng thông tin bài viết đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích.