Phép chia trong Excel với các biểu thức đơn giản, dễ nhớ sẽ giúp bạn tính toán nhanh hơn rất nhiều đấy nên hãy cùng chuyên mục học office tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé!
Cách thực hiện phép CHIA trong Excel:
Phép chia thường bao gồm:
- Số bị chia (tử số)
- Số chia (mẫu số)
Và mục đích của phép chia là đi tìm:
- Phần nguyên của phép chia
- Phần dư của phép chia
Cách đơn giản để xác định kết quả của phép chia là sử dụng biểu thức Số bị chia / số chia. Dấu “/” chính là dấu của phép chia trong Excel.
1. Phép chia các số trong một ô
Để thực hiện phép chia các số trong một ô hãy sử dụng / (dấu gạch chéo). Lưu ý nhập dấu bằng (=) trong ô trước khi nhập các số và dấu gạch chéo /
Ví dụ: gõ biểu thức = 30/5 trong một ô thì ô sẽ hiển thị kết quả là 6.
2. Chia số bằng cách sử dụng tham chiếu ô
Thay vì nhập số trực tiếp trong một công thức, mọi người có thể sử dụng phương pháp tham chiếu ô, cụ thể như A2 và A3, để tham chiếu đến các số mà mọi người muốn chia.
Mọi ngưới sẽ áp dụng công thức: =Tên ô 1/Tên ô 2/…/Tên ô n sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả
Ví dụ: Để tính kết quả của phép chia A1, A2 và A3 ta nhập công thức =A1/A2/A3 sau đó nhấn nút Enter để ra kết quả.
Hoặc nhấn dấu = sau đó nhấn ô A1 , nhấn tiếp dấu / , nhấn tiếp ô A2 , nhấn tiếp dấu / , nhấn tiếp ô A3 . Cuối cùng là nhấn nút Enter để ra kết quả.
Lưu ý: Không chọn đầu đề cột hay hàng.
Ngoài ra nếu muốn chuyển đổi giữa xem kết quả và xem các công thức trả về kết quả thì hãy nhấn CTRL +’ (dấu huyền), hoặc trên tab công thức, hãy bấm nút Hiển thị công thức .
3. Chia một cột số với hằng số (một số cố định)
Trong trường hợp mọi người muốn chia từng ô trong một cột số với một số trong một ô khác.
Ví dụ bạn muốn lấy các số ở cột B chia cho số 3 (ở trong ô C2).
Thì tại ô D2 là nơi nhập kết quả, gõ =B2*$C$2. Bằng việc đặt dấu dollar ta đã “cố định” ô C2 lại. Sau đó tiến hành fill ((Kéo công thức ở B2 xuống các ô khác trong cột B) để áp dụng cho các ô còn lại
Lưu ý: Sử dụng biểu tượng $ cho Excel biết rằng tham chiếu đến C2 là “tuyệt đối,” nghĩa là rằng khi sao chép công thức vào một ô khác, tham chiếu sẽ luôn là ô C2. Nếu không dùng biểu tượng $ trong công thức và kéo công thức xuống đến ô B3, Excel sẽ thay đổi công thức = A3/C3, sẽ không làm việc, vì không có không có giá trị trong ô C3.
4. Cách dùng hàm MOD và hàm QUOTIENT ở phép chia trong Excel có dư
Trong excel mọi người cũng rất hay gặp các phép chia có dư và trong một số trường hợp sẽ chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư.
- Để chia lấy phần dư mọi người sẽ sử dụng hàm MOD. Cú pháp của hàm MOD như sau:
=MOD(number, divisor)
Trong biểu thức trên thì
- Number: số bị chia (tử số)
- Divisor: số chia (mẫu số)
Về nguyên tắc của phép chia: mẫu số không được bằng 0, do đó Divisor phải khác 0. Nếu bằng 0 sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0
Ví dụ:
Hàm MOD
Để xác định phần số dư của phép chia 7 chia 3, ta có MOD(7,3) cho kết quả = 1. Nếu đặt số 7 vào ô A3, số 3 vào ô B3, ta có D3=MOD(A3,B3)=1
Tương tự như vậy nếu đem 1548 chia cho 15, kết quả là dư 3
Ngoài ra hàm MOD còn có thể ứng dụng trong việc xác định thời gian: tính theo tuần, theo tháng và lẻ bao nhiêu ngày
Ngoài ra hàm MOD còn có thể ứng dụng trong việc xác định thời gian: tính theo tuần, theo tháng và lẻ bao nhiêu ngày
- Để chia lấy phần nguyên chúng ta dùng hàm QUOTIENT. Cấu trúc hàm QUOTIENT như sau:
=QUOTIENT(numerator, denominator)
Trong biểu thức trên thì
- Numberator: số bị chia (tử số)
- Denominator: số chia (mẫu số)
Ví dụ:
Hàm QUOTIENT
Nếu lấy 8 chia 5, ta được 1 và dư 3 => Hàm QUOTIENT ra kết quả là 1, hàm MOD ra kết quả là 3
Nếu lấy 92 chia 11, ta được 8 và dư 4 => Hàm QUOTIENT ra kết quả là 8, hàm MOD ra kết quả là 4
Bài viết trên của website soicauxoso686.net đã gửi đến độc giả các công thức thực hiện phép chia trong Excel, hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho độc giả !